Kỹ thuật bón phân DAP Lào Cai cho cây khoai tây, ớt và rau màu khác

Áp dụng cho cây Khoai tây, ớt và rau màu khác

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHÂN BÓN DAP LÀO CAI

CHO CÂY KHOAI TÂY, CÂY ỚT, CÂY RAU MÀU KHÁC

I. Cây ớt

1. Đặc điểm

Ớt là cây thuộc họ cà có bộ rễ yếu cần ẩm nhưng lại sợ úng do vậy cần hàm lượng lân lớn để thúc đẩy sự phát triển bộ rễ và chống chịu với điều kiện thời tiết bất thuận. ớt là cây có bộ rễ cọc nhưng rễ cọc không phát triển mạnh mà các rễ bên phát triển.

2. Lượng phân bón cho 1 sào bắc bộ (360m2)

Lượng phân bón

Loại phân

Số lượng

Phân chuồng hoặc phân vi sinh

300-500 kg

Đạm

2-4 Kg

DAP Lào Cai

12-15 Kg

Kali

    1. Kg

3. Cách bón

- Bón lót: toàn bộ phân chuồng, phân vi sinh và 12-15 Kg DAP Lào Cai

- Bón thúc: Tùy vào màu sắc tán lá xanh hay vàng, năng suất quả sau mỗi lần thu hái, bón thúc 10-15 ngày/lần, mỗi lần 2-4 kg đạm ure + 2-4 kg kali clorua/sào....

II. Cây khoai tây

1. Lượng phân bón cho 1 sào bắc bộ (360m2)

Lượng phân bón

Loại phân

Số lượng

Phân chuồng hoặc phân vi sinh

600-700 kg

Đạm

6-8 Kg

DAP Lào Cai

10-12 Kg

Kali

    1. Kg

2. Cách bón

- Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và phân DAP Lào Cai, 3-4 Kg Đạm

- Bón thúc: Bón toàn bộ lượng Đạm còn lại và 7-9 Kg Kali.

III. Cây hành, tỏi và rau màu khác

1. Lượng phân bón cho 1 sào bắc bộ (360m2)

Lượng phân bón

Loại phân

Số lượng

Phân vi sinh

15-20 kg

Đạm

8-10 Kg

DAP Lào Cai

7-7,5 Kg

Kali

7-8 Kg

2. Cách bón:

  • Bón lót toàn bộ phân vi sinh + DAP Lào Cai .

 (Bón trộn đều vào đất trước trồng 3 – 4 ngày)

  • Bón thúc lần 1 khi cây mọc cao 5-6 cm: 1-2 Kg Urea+1-2 Kg Kali
  • Bón thúc lần 2 sau lần 1 từ 15 -20 ngày: 4-5 kg Urea+1-2 Kg Kali
  • Bón thúc lần 3 sau lần 2 từ 15 - 20  ngày bón hết lượng phân còn lại

  (Lần 1 và lần 2 , mỗi lần có thể pha thêm 1 kg DAP để tưới thúc)